Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 9, 2017

Tuổi thọ trung bình của người Việt

Hôm nay đọc được một tin vui: tuổi thọ trung bình của người Việt đã tăng. Theo bản tin dưới đây, trích số liệu của Tổ chức y tế thế giới, tuổi thọ trung bình của nữ là 75 và nam và 70. Tính trung bình cho nam và nữ, tuổi thọ trung bình là 72 năm. Tuy nhiên, tôi check qua trang nhà của WHO thì thấy họ báo cáo rằng tuổi thọ trung bình của nam là 69 (chứ không phải 70 như bài báo viết), và tuổi thọ trung bình của nữ là 75 (đúng như bài báo viết). Thế thì số liệu nào đúng hơn? Có thể đoán rằng số liệu của WHO đáng tin cậy hơn. Tại sao tuổi thọ trung bình của người Việt gia tăng? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta phải biết qua cách tính tuổi thọ trung bình của một quần thể vốn chỉ tùy thuộc vảo 3 thông số: dân số cho từng độ tuổi (0, 1, 2, 3, 4, …, 120), tỉ lệ tử vong ở từng độ tuổi, và tỉ lệ sinh sản cho từng độ tuổi. Nói cách khác, tuổi thọ trung bình của một quần thể tăng khi tỉ lệ tử vong giảm, nhất là tỉ lệ tử vong trẻ dưới 5 tuổi. Tuổi thọ trung bình của một dân số tùy thuộ...

Nhạc Phạm Duy và những điều cần phải nói

Hôm qua thấy có bài “Nhạc Phạm Duy và những điều cần phải nói” trên ANTG số tháng 4-2009, nhưng không thấy trên báo mạng. Có lẽ nội dung hơi tế nhị nên người ta không đăng báo mạng chăng? Bài viết ghi lại ý kiến của các quan chức âm nhạc của Việt Nam về Phạm Duy. Ngay cả câu giới thiệu cũng đã mang tính áp đặt: “Tuy nhiên, không ít điều xuất hiện trên một số phương tiện thông tin đại chúng xung quanh đêm nhạc Phạm Duy đã gây nên những bức xúc cho người chính trực.” Ai là “những người bức xúc”, và ai là “người chính trực”. Nếu mấy ông quan nhạc sĩ này có vấn đề với Phạm Duy thì nói huỵch tẹt ra đi, cần gì phải úp mở ngụy biện như thế nhỉ? Cả ba ý kiến của các vị quan chức này đều bày tỏ sự khó chịu (hay hằn học?) của họ trước dư luận quá ái mộ Phạm Duy được biểu hiện qua những show nhạc “hoành tráng” từ Nam chí Bắc. Ngay cả một công ti văn hóa bỏ tiền ra mua toàn bộ tác phẩm của ông cũng bị đem ra bàn tán với lời lẽ không mấy tử tế. tuy nhiên họ không tự hỏi tại sao công ti đó không...

Y đức: cười buồn

Thấy trên không gian blog của bài này của một người quen. Đọc thấm thía quá! Vậy xin bạn cho tôi copy về đây làm tư liệu nhé. Khi nào xong chuyện “cơm áo gạo tiền” tôi sẽ quay lại bàn tiếp chủ đề này. Một người bạn tôi đang làm việc tại một bệnh viện lớn ở TPHCM, mới đi công tác nước ngoài về, và chị kể lại vài câu chuyện mà chị nghĩ sẽ là động cơ để làm mới dịch vụ chăm sóc sức khỏe ở bệnh viện của chị. Trong thời gian ngắn ở nước ngoài, thay vì đi shopping, chị bỏ thì giờ ghé qua thăm các trường đại học và bệnh viện, được mời đi "grand round" và xem cách đồng nghiệp nước ngoài tiếp xúc với bệnh nhân. Tôi hỏi ấn tượng của chị sau khi thăm và xem qua phong cách làm việc ở bên Tây ra sao, chị nói rằng các bác sĩ ở đây rất lịch sự với bệnh nhân, nói năng thân mật và nhỏ nhẹ với bệnh nhân, không bao giờ ra lệnh hay tỏ ra là "bề trên" của bệnh nhân. Cho dù có bận cách mấy, bác sĩ vẫn phải tự mình ra ngoài mời bệnh nhân vào phòng khám. Các y tá cũng rất tận tụy...

Điểm Huyệt Liệu Pháp - Ebook

Hình ảnh
Ông Mã Tú Đường là một nhà châm cứu và điểm huyệt đã nhiều năm. Riêng về khoa điểm huyệt, ông bắt đầu nghiên cứu từ mùa xuân năm 1956 đến mùa thu năm 1959 , Ông đã đem những liệu pháp kinh nghiệm lâm sàng giai đoạn đầu làm thành tổng kết bước đầu ,nhà xuất bản Thiểm Tây nhân dân xuất bản xã giúp đỡ đem xuất bản. Sau đó, trải qua nhận được nhiều thư của độc giả cổ vũ, thúc giục, ông càng thêm tin tưởng và quyết tâm tăng thêm sức mạnh nghiên cứu của minh. Đến năm 1978, trên cơ sở thực tiễn lâm sàng “ Điểm huyệt liệu pháp” đã qua 20 năm, chữa nhiều loại bệnh, tăng thêm được nhiểu thủ pháp chữa trị, xác minh được một số vấn đề có tính lý luận đã gặp trên lâm sàng, làm cho một liệu pháp bất luận là cơ sở lý luận, hay là ở vận dụng thủ pháp và thực tiễn lâm sàng đều rất là phong phú so với sách trước. Nguồn phát hành: Nxb Thiểm tây Khoa học Kỹ thuật Theo Edu.vn

Kĩ năng "mềm" cho quan Quốc hội

Cách đây vài tuần, Gs Nguyễn Huệ Chi, Gs Nguyễn Thế Hùng và Nhà văn Phạm Toàn thay mặt cho 135 người Việt trong và ngoài nước soạn thảo một lá thư kiến nghị về vụ “Bôxít Tây Nguyên”. Ba vị này đến tận văn phòng Quốc hội để trao lá thư đó cho người có trách nhiệm. Gần 3 tuần sau, ngày 8/5/2009, ông Trần Đình Long thay mặt Ủy ban Pháp luật của Quốc hội khóa XII hồi đáp lá thư kiến nghị. (Bạn đọc có thể đọc lá thư đó ở đây). Đọc lá thư hồi đáp của một quan Quốc hội, tôi chỉ biết lắc đầu kinh tởm trước thái độ xem thường người dân của ông quan này. Trước hết là thái độ vô lễ đối với Gs Nguyễn Huệ Chi. Lá thư hồi đáp do ông Trần Đình Long kí tên ghi tên của Gs Nguyễn Huệ Chi là “ Gs Nguyễn Thị Huệ ”! Thật là hết ý. Ông quan này tự cho mình cái quyền thay đổi giới của giáo sư Huệ Chi từ nam sang nữ. Chẳng những thay đổi giới mà còn viết sai tên của giáo sư Nguyễn Huệ Chi. Chỉ có người trong lúc say rượu, hay trong trạng thái tâm thần mê sảng, hay tế bào não bị đột biến mới có thể phạm ph...

Cấp cứu nạn nhân ngưng hô hấp

Cấp cứu người bị ngừng hô hấp, ngừng tuần hoàn Mục tiêu : Trình bày được mục đích của cấp cứu người bị ngừng hô hấp , ngừng tuần hoàn. Trình bày và thực hiện được kỹ thuật kiểm tra hơi thở và mạch đập . Trình bày và áp dụng được các kỹ thuật ép tim, thổi ngạt và kỹ thuật kết hợp ép tim và thổi ngạt . Nội dung : Cấp cứu người bị ngừng hô hấp : (Biện pháp hà hơi thổi ngạt) . Mục đích : cung cấp dưỡng khí cho người bị ngừng hô hấp bằng cách người cấp cứu thổi trực tiếp hơi của mình qua miệng hoặc qua mũi người bị nạn. . Nguyên nhân : Do nhiều nguyên nhân gây nên : Sập nhà, điện giật, chết đuối ... . Các dấu hiệu ngừng hô hấp : Da và niêm mạc tím tái nhợt nhạt. nằm im bất động, gọi không thấy đáp ứng . ngực không di động. đồng tử giãn. . Xử trí : Kỹ thuật kiểm tra hơi thở : (trong 5giây phải có quyết định ngay) áp má vào miệng nạn nhân không có cảm giác bệnh nhân thở. đặt bông hoặc lông gà đặt lên mũi nạn nhân không thấy động đậy. Đặt một chiếc gương soi trước mũi nạn nhân thấy gương ...

Các thuốc vận mạch

Mục lục 1. Các thuốc vận mạch 2. Các thuốc điều trị tăng huyết áp 3. Các thuốc điều trị rối loạn nhịp tim 4. Các thuốc điều trị suy vành 5. Các thuốc chống đông dùng trong các bệnh tim mạch 6. Các thuốc điều trị rối loạn lipid máu 7. Các thuốc kích thích hệ tim mạch và điều trị suy tĩnh mạch mạn tính CÁC THUỐC VẬN MẠCH Gồm: - Các thuốc kích thích thụ cảm thể giao cảm alpha: + Các hormon tự nhiên: adrenalin, noradrenalin + Các chất giống giao cảm alpha: metaraminol - Các thuốc kích thích thụ cảm thể beta giao cảm: isoprenalin, dopamin, dobutamin 1. Các hormon tự nhiên Một vài nét về hệ adrenergic Hệ thần kinh thực vật được chia thành hai hệ: hệ thần kinh giao cảm và hệ thần kinh phó giao cảm. Hệ thần kinh thực vật có các chất dẫn truyền chứa ở các tận cùng của các sợi giao cảm và phó giao cảm. Các sợi có tận cùng chứa acetylcholin được gọi là sợi cholinergic, các sợi có tận cùng chứa noradrenalin được gọi là sơ...

TĂNG HUYẾT ÁP

Bài viết tương đối dài, mời bạn click vào "tiêu đề" hoặc "đọc thêm..." để xem toàn bộ bài viết Ghi chẩn đoán: Bệnh, độ, giai đoạn, biến chứng Ví dụ: Tăng huyết áp độ 3, giai đoạn 3, biến chứng suy tim toàn bộ độ 3 Hiện tại HA 150/90mmHg Chú ý: Khi bệnh nhân đang nằm viện đã điều trị HA xuống có thể về bình thường hoặc thấp hơn lúc chưa dùng thuốc vậy lúc này vẫn phải lấy trị số HA lúc chưa dùng thuốc. Để có thông tin này có thể khai thác ở bệnh nhân vì nhiều bệnh nhân ở nhà khi chưa dùng thuốc có thể đã đc kiểm tra HA. Các nội dung cần nắm: 1. Biện luận chẩn đoán sau: Tăng HA độ 3, giai đoạn 3, biến chứng suy tim toàn bộ độ 3 2. Các nguyên nhân gây THA? 3. Cơ chế bệnh sinh của THA? 4. Biến chứng của THA? 5. THA kịch phát? 6. THA kháng trị? 7. Các nhóm thuốc điều trị THA: cơ chế, chống chỉ định, một số biệt dược hay sử dụng trong lâm sàng? 8. Mục tiêu điều trị THA, phân loại nguy cơ bệnh tim mạch của THA, thái đ xử trí trước 1 bệnh nhân THA? 9. Các biện ...